Ga giường được làm từ những chất liệu nào?
Bạn đang muốn mua ga giường nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn muốn thay mới bộ ga giường nhưng không biết nên chọn chất liệu nào tốt nhất? Có quá nhiều loại vải làm ga giường, loại nào cũng có ưu điểm, bạn không biết chọn loại nào cho phù hợp? Hãy để DalatSilk giúp bạn. DalatSilk đã tổng hợp những chất liệu làm ga giường cũng như phân tích ưu điểm nhược điểm mỗi loại trong bài viết này.
1. Các loại ga giường
Trước khi đi vào các chất liệu làm ga giường, DalatSilk xin giới thiệu các loại ga giường và cách phân biệt. Đa số mọi người đều đã biết loại ga chun. Trên thực tế, có 3 loại ga, đó là ga chun, ga chun chần và ga phủ.
1.1 Ga chun
Ga chun là một mảnh vải có đường may chun ở viền vải. Đường may chun có tác dụng ôm sát vào đệm, cố định tấm ga không bị xô lệch. Ga chun được sử dụng khá phổ biến vì có sự tiện dụng khi sử dụng, thay thế và vệ sinh. Tuy nhiên, về mặt thẩm mỹ, ga chun lại dễ bị nhăn, không căng tràn như những loại ga khác.
1.2 Ga chun chần
Ga chun chần có kết cấu tương tự như ga chun ở việc chỉ có 1 mảnh và được bo chun ở viền.
Tuy nhiên, ga chun chần có điểm độc đáo là bề mặt được chần một lớp bông mỏng. Phần chần bông mỏng trên bề mặt đã khắc phục được nhược điểm của ga chun là không còn nhăn nữa. Thêm vào đó, phần chần bông cũng làm về mặt ga mềm mại, êm ái và ấp áp hơn.
1.3 Ga phủ
Ga phủ là loại ga chung hoặc ga chun chần được thiết kế thêm vải rũ xuống 4 cạnh giường để chia đi chân giường. Phần phủ có thể là vải rủ nhún bèo hoặc chần phẳng.
Trong bài viết này, sẽ chỉ đề cập đến phần chất liệu vải chần trên bên mặt của ga phủ và ga chun chần. Chất liệu bông chần sẽ được đề cập trong một bài viết khác về các loại bông làm ruột chăn. Bạn có thể tham khảo tại đây.
2. Các chất liệu làm ga giường
2.1 Ga giường làm bằng chất liệu Cotton
Vải cotton được làm từ bông của cây bông vải hay còn gọi là cây cotton. Vải cotton tự nhiên có ưu điểm là mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với làn da.
Trang trí của vải cotton khá đa dạng, từ màu sắc đến hoa văn do dễ nhuộm, in và tạo mẫu. Vải cotton cũng khá dễ vệ sinh, không có đòi hỏi phương pháp vệ sinh đặc biệt.
Tuy nhiên, vải cotton có nhược điểm là dễ nhăn, cần là ủi thường xuyên. Khi ngủ cơ thể chúng ta thường sinh nhiệt, nên ga giường bằng cotton cực kỹ dễ nhàu.
Nếu không được là ủi thường xuyên sẽ nhìn mất thẩm mỹ và cảm giác cũ kỹ, không tươm tất. Khi chọn mua ga giường cotton, bạn nên chuẩn bị kỹ tinh thần, vải có thể hơi co rút sau lần giặt đầu tiên. Vì thế sẽ không hoàn toàn giống với mẫu mã khi xem tại cửa hàng.
2.2 Ga giường làm bằng chất liệu vải sợi tre
Vải sợi tre là thuật ngữ chỉ một loại vải được dệt bằng phương pháp hiện đại từ cây tre. Vải sợi tre có lịch sử hàng ngàn năm trước, tuy nhiên đến thế kỷ 21 mới được hoàn thiện.
Nhiều người hẳn sẽ thắc mắc, thân cây tre cứng cáp như vậy làm sao dệt được thành vải. Thực chất, người ta chỉ tách lấy cellulose trong thân cây tre và biến đổi chúng thành dạng dung dịch rồi kéo thành sợi để dệt vải.
Vải sợi tre có đặc điểm mềm mại, thoáng mát, và đặc biệt là kháng khuẩn tự nhiên. Người cổ đại thường dùng ống tre để bảo quản đồ ăn, thức uống. Và đặc điểm kháng khuẩn tự nhiên sau nhiều biến đổi vẫn được duy trì. Thân thiện với môi trường vì có nguồn gốc hữu cơ, vải sợi tre ngày càng được ua chuộng nhiều hơn dug giá thành cao và ít phổ biến.
2.3 Ga giường làm từ chất liệu Linen
Vải Linen có tên gọi khác khá thuần việt là vải lanh, được làm từ sợi cây cây lanh. Cây lay là một loài cây sống lâu năm, thân thảo, được trồng để lấy sợi và ép dầu ở những vùng có khí hậu ôn hòa.
Ở Việt Nam, cây lanh được trồng ở bởi những người dân tộc Mông ở 4 huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Sau trồng 2 tháng thì cho thu hoạch, mỗi năm người Mông trồng khoảng 4 vụ.
Ưu điểm lớn nhất của vải lanh là thấm hút mồ hôi khá tốt. Tương tự các sợi có nguồn gốc tự nhiên, vải lanh khá mềm mại, thoáng khí, thân thiện với môi trường.
Ngoài làm ga giường, vải lanh khá được ưa chuộng để làm trang phục và các đồ vật trang trí nội thất như bọc nệm, gối, rèm cửa, túi xách, khăn trải bàn,…
Trong các loại vải có nguồn gốc tự nhiên, vải lanh thuộc nhóm tầm trung, không quá mắc mà chất lượng khá ổn trong tầm giá.
2.4 Ga giường làm bằng chất liệu Tencel
Tencel đang là xu hướng chăn ga gối đệm những năm gần đây. Đây là 1 chất liệu từ thiên nhiên, còn gợi là sợi lyocell, được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước bởi một công ty Anh Quốc. Sau khi ra đời 10 năm, loại vải này đã được chấp nhận và sản xuất rộng rãi.
Bột gỗ của một số loại cây sẽ được thu thập, hòa tan vào dung môi tạo thành chất dẻo có thể kéo sợi, sau đó dùng sợi đó dệt thành vải.
Tuy làm từ bột gỗ nhưng sợi vải khá là mềm mại, bề mặt vải trơn mượt và mát lạnh.
Vải tencel được phân loại dựa trên chỉ số mật độ sợi. Dòng tencel 60s có mật độ sợi thấp hơn dòng tencel 80s. Vải tencel 60s được xếp vào dòng lụa cao cấp, còn các loại tencel từ 80s trở lên được xem là dòng cực phẩm. Tuy nhiên cũng không nhất thiết phải dùng những dòng có chỉ số mật độ sợi cao, vì vốn dĩ tencel đã là loại vải cao cấp. Dù chỉ số mật độ sợi cao hay thấp thì những tính chất ưu việt của tencel vẫn không đổi.
Tencel có những ưu điểm nổi bật như là:
- Ít bị nhàu, không bị co rút nhăn nhúm sau khi giặt.
- Vô cùng thoáng khí, thấm hút tốt.
- Bề mặt trơn mượt, min màng, mát lạnh nên hầu như không hút bám bụi.
- Những sản phẩm từ tencel khá bền, ít bị co giãn và giữ được form dáng tốt.
- An toàn cho da, không gây kích ứng do có nguồn gốc tự nhiên và quá trình sản xuất thân thiện môi trường.
- In ấn, nhuộm màu đơn giản, sắc nét và đẹp.
Tuy nhiên, tencel vẫn có hạn chế là sẽ nặng tay hơn những loại vải khác.
2.5 Ga giường làm bằng chất liệu lụa tơ tằm
Nếu tencel là ông hoàng phòng ngủ, thì tơ tằm từ xa xưa đã được mệnh danh là nữ hoàng của các loại vải.
Lụa tơ tằm tiếp tục là một loại lụa có nguồn gốc từ tự nhiên. Sợi tơ tằm được tạo ra bởi những thợ dệt tự nhiên chính là những chú tằm. Tằm nhả tơ, dệt thành kén để có thể bảo vệ chính nó trước khi hóa thành bướm. Không riêng gì tằm, trong tự nhiên có khá nhiều loài côn trùng cũng nhả tơ dệt kén như tằm, nhưng cho đến hiện nay, kén tơ của tằm được xếp vào loại hoàn hảo nhất. Mỗi con tằm chỉ nhả 1 sợi tơ duy nhất, xuyên suốt quá trình kết kén và có thể dài khoảng 1km. Điều này là cực kỳ lý tưởng cho việc dệt vải.
Vải tơ tằm có đặc điểm mềm mại, mịn màn, thoáng mát và đặc biệt nhất là khả năng điều tiết nhiệt độ, đông ấm hè mát. Hội tụ nhiều ưu điểm, quy trình sản xuất kỳ công dù dưới quy mô công nghiệp, nên vải tơ tằm thường có giá cao hơn những loại vải khác.
Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo. Vải tơ tằm dễ nhăn, dễ bị mối mọt. Cách bảo quản vệ sinh cũng đặc thù hơn những loại vải khác. Sợi tơ tằm không thấm hút màu, nên rất dễ phai màu.
2.6 Ga giường làm bằng chất liệu Satin
Satin hay còn được gọi là vải satanh, là loại vải kết hợp giữa sợi tơ tằm, sợi cotton và sợi polyester.
Satin có đặc điểm óng ánh, mềm mịn và không bám bụi. Đây là đặc điểm quan trọng khiến satin được sử dụng khá nhiều từ thời trang, may váy vóc và cả làm chăn ga gối.
Satin khá đa dạng về màu sắc, nhiều hoa văn, cả hoa văn in lẫn hoa văn chìm khi dệt vải.
Tuy nhiên, ưu điểm của satin cũng chính là nhược điểm của nó khi khó giữ nếp, ủi tạo nếp, kho may các kiểu dáng đa dạng. Vải dễ rách, dễ bắt lửa nên quá trình giặt ủi phải cực kỳ cẩn thận.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại satin phổ biến: satin lụa, cotton satin và chiffon satin.
2.7 Ga giường làm bằng chất liệu Polyeste
Vải Polyester có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và khi ethylene. Chính vì vậy, khi đốt vải polyester sẽ nghe mùi khét như mùi xăng dầu cháy. Chất vải này khá là bền, hầu như được sử dụng vào tất cả các loại trang phục, trang trí nội thất,…
Hầu hết sản phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều làm từ chất liệu polyester.
Vải Polyester có độ bền cao, chống nước tốt, khả năng nhuộm màu vượt trội và ấn tượng, dễ dàng làm sạch, giá thành thấp và có khả năng chống lại nấm mốc, vi khuẩn,
Vải Polyester có nhược điểm dễ gây cảm giác nóng bức nên không qua thích hợp làm chăn ga gối. Và nhược điểm nghiêm trọng nhát của vải Polyester là gây ô nhiễm môi trường. Vải Polyester cực kỳ khó phân hủy, tương đương với túi nilon cũng là sản phẩm của ngành dầu mỏ than đá.
2.8 Ga giường làm bằng chất liệu Microfiber
Chất liệu Microfiber được ra đời từ những năm 50 của thế kỷ XX. Đây là chất liệu nhân tạo, nhưng có đặc điểm có thể tiệm cận với các loại vải tự nhiên do kết cấu sợi siêu nhỏ, chỉ bằng 1/10 so với sợi tóc. Thành của Microfiber bao gồm Polyester và Polymide. Thành phần Polymide càng cao thì vải càng mắc, vì quyết định sự mềm mại của vải.
Tuy có thành phần là Polyester nhưng vải Microfiber lại thoáng khí và có khả năng thấm hút vượt trội so với vải Polyester dù vẫn kém hơn cotton. Bề mặt vải cũng khá mềm và nhẹ, như làn da thứ hai. Co giãn tốt, linh hoạt. Những đặc điểm này hoàn toàn phù hợp để làm chăn ga gối.
Trên đây là những chia sẻ của DalatSilk về đặc điểm của các loại vải làm ga giường. Chắc chắn với những thông tin hữu ích trên, bạn sẽ hiểu hơn về các loại vải và có thêm thông tin để chọn được ga giường phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tags: ga giường ga trải giường chất liệu vải
Cùng chủ đề
CHỦ ĐỀ KHÁC