Ruột chăn được làm bằng những chất liệu nào?
Chăn mền là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống. Hiện nay có khá nhiều chất liệu làm ruột chăn mền. Cùng DalatSilk tìm hiểu các chất liệu đó trong bài viết này nhé!Chăn mền là món đồ không thể thiếu trong cuộc sống. Hiện nay có khá nhiều chất liệu làm ruột chăn mền. Cùng DalatSilk tìm hiểu các chất liệu đó trong bài viết này nhé!
1. Ruột chăn làm bằng chất liệu tự nhiên
Ruột chăn tự nhiên có khá nhiều chất liệu, từ động vật cho đến thực vật. Ruột chăn tự nhiên được ưu tiên lựa chọn vì sự có sẵn trong tự nhiên hoặc là sản phẩm của chăn nuôi trồng trọt và đặc biệt là khả năng điều tiết nhiệt độ hoặc giữ ấm tự nhiên.
1.1 Ruột chăn lông vũ
Lông vũ là lớp lông base sát da nhất của các loài thuộc họ chim. Lớp lông siêu mịn và nhẹ có khả năng tạo ra những “túi khí” nhỏ, giữ ấm cho cơ thể. Con người đã sử dụng lông vũ của ngỗng, vịt, thiên nga, là những loài thủy gia cầm được nuôi số lượng lớn để dùng làm ruột chăn lông vũ.
Bốn đặc điểm nổi trội của chăn lông vũ là: Cách nhiệt/giữ ấm, Chống thấm, Siêu mềm mịn, Siêu nhẹ.
Chăn lông vũ được dùng phổ biến trong thời tiết ôn đới, không quá lạnh, không quá nóng.
1.2 Ruột chăn lông cừu
Tương tự như chăn lông vũ, chăn lông cừu cũng có nguồn gốc tự nhiên từ động vật là loài cừu. Bông lông cừu có đặc điểm mềm mịn, đàn hồi cao. So với lông vũ, thì chăn lông cừu ấm hơn nhiều. Cừu nuôi lấy lông chủ yếu ở các vùng ôn đới lạnh của Châu Âu, nơi cừu có thể tạo ra lớp lông dày vài chục cm.
Chăn lông cừu được dùng cho thời tiết cực lạnh, xuống âm độ. Thời tiết lạnh tầm 8-10 cũng có thể dùng chăn lông cừu với độ dày vừa phải.
Chăn lông cừu còn có đặc điểm là khả năng làm khô siêu tốc, tuy nhiên không nên giặt ướt vì có thể làm các sợi lông mất đi kết cấu. Cách tốt nhất là giặt khô.
Chăn lông cừu tuy giữ ấm cực tốt nhưng lại không có khả năng điều tiết nhiệt độ, nên không phù hợp làm chăn bốn mùa. Giá thành cao nên chỉ khi thực sự cần thiết, bạn mới nên sắm chăn lông cừu.
1.3 Ruột chăn bông gòn
Bông gòn có nguồn gốc từ thực vật, là sợi lông mịn bao bọc hạt trong quả của cây bông gòn hay còn có tên gọi khác là cây hoa gạo, cây hoa mộc miên.
Bông gòn có đặc điểm là nhẹ, có tính đàn hồi. Sợi bông gòn mịn và không thấm nước. Nếu lông cừu có thể se thành sợi để là len dệt áo, thì sợi bông gòn chỉ có thể dùng làm vật nhồi do không thể se kết thành sợi.
Bông gòn được dùng làm gối nhiều hơn là làm chăn vì độ trơn mượt, nằm không gây mỏi cổ, mỏi lưng.
Bông gòn còn có tính tái chế rất cao, nằm lâu dần mà chăn bị vón cục, không đều thì cần chỉ đem phơi khô rồi đánh tơi, bông lại phồng xốp như cũ.
1.4 Ruột chăn xơ đậu nành
Xơ đậu nành là một phát minh của Henry Ford, cha đẻ của hãng xe nổi tiếng thế giới Ford Motors từ những năm 40 của thế kỷ 20. Xơ đậu năm nhiều người thường nghĩ là thân cây đậu nành được làm làm tơi làm nhỏ. Tuy nhiên, xơ đậu nành được sản xuất kỳ công hơn thế.
Xơ đậu nành là tên đã được Việt hóa, tiếng Anh xơ đậu nành được gọi là Soybean fabic, dịch đơn giản là vải đậu nành. Để tạo ra sợi đậu nành, đầu tiên là tách là phân lập protein trong vỏ đậu nành, sau đó làm cho phân hủy để tạo thành một dung dịch có thể kéo thành sợi khi nguội. Sợi đậu nành nếu dùng làm dệt vải sẽ được cải thiện độ bền bằng xử lý bằng polycarborxylic. Nếu làm chăn thì có thể dừng luôn ở bước này.
Sợi xơ đậu nành có được gọi là lụa đậu nành là nhờ vào sự mềm mại mát mịn tựa như lụa tơ tằm. Chăn sợi xơ đậu nành có khả năng giữ ấm vừa phải, nhẹ nhàng và thích hợp làm chăn điều hòa, khí hậu nóng hoặc không quá lạnh.
Tuy ra đời hơn 80 năm nay nhưng vải sơ đậu nành chưa được phổ biến. Sợi xơ đậu nành có tính tái chế cao, cực kỳ lý tưởng cho lối sống xanh đang ngày càng được chú trọng.
1.5 Ruột chăn bông cotton
Bông cotton, tương tự như bông gòn là sợi bông bao bọc lấy hạt trong quả của cây cotton hay gọi là cây bông vải. Có đến 4 giống cây cotton được trồng rộng rãi, tương ứng với 4 loại sợi cotton khác nhau về độ dài. Sợi bông cotton càng dài thì càng dễ kéo thành sợi để dệt thành vải. Nơi trồng nhiều cotton nhất là Ấn Độ. Ở Việt Nam, cũng có một vùng nguyên liệu bông vải nhỏ ở Ninh Thuận.
Sợi cotton có đặc điểm mềm mại, bền bỉ, thấm hút tốt, giữ màu nhuộm tốt, thoáng khí và đặc biệt không tích điện.
1.6 Ruột chăn bông tơ tằm
Bông tơ tằm có nguồn gốc từ côn trùng, do tằm ăn lá dâu nhả ra kết thành kén tằm. Bông tơ tằm có nguồn gốc khá lâu đời, được phát hiện và đưa vào sử dụng từ khoảng 5000 trước.
Sợi tơ tằm được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại sợi”, không chỉ vì độ hiếm có quý giá bậc nhất trên Con đường tơ lụa Cổ đại, mà còn bởi những đặc điểm mà khó có loại sợi tự nhiên nào sánh được. Tơ tằm là sợi tự nhiên bền nhất, dài nhất khoảng 1km. Sợi tơ tằm có khả năng điểu tiết nhiệt độ, đông ấm hè mát, đúng với chức năng bảo vệ nhộng tằm khi tằm kết kén. Sợi tơ tằm có khả năng hạn chế vi khuẩn nấm mốc, không ám mùi, sinh ra bụi mịn nên khá an toàn với làn da nhạy cảm và không âm thầm ảnh hưởng đến đường hô hấp mỗi ngày.
Sợi tơ tằm ngày nay vẫn là sản phẩm có giá trị cao, mặc dù đã được sản xuất đại trà khá nhiều. Bông tơ tằm thường là sự tận dụng phần tơ mỏng của kén để bện thành tấm bông tơ tằm.
Bông tơ tằm có 1 nhược điểm, khi giặt với nước sẽ dễ bị mất đi kết cấu tấm bông, mặc dù sợi bông tơ tằm không bị ảnh hương. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng vì bông tơ tằm chỉ cần phơi nắng nhẹ hoặc phơi chỗ khô thoáng gió là đã có thể làm sạch. Chỉ cần che phủ tơ tằm bằng 1 tấm vải mỏng là ok.
2. Ruột chăn làm bằng chất liệu phi tự nhiên
Ruột chăn microfiber
Microfiber là chất liệu nhân tạo được sản xuất từ những năm 50 của thế kỷ trước. Sợi microfiber nhỏ hơn khoảng 10 lần so với sợi tóc con người, có thể nói là siêu nhỏ. Có thành phần chủ yếu từ Polyeste và Polymide, sợi bông microfiber vừa mềm mại lại bền chắc, và tất nhiên là khả năng chống thấm nước tốt.
Bông microfiber giữ nhiệt khá tốt, tùy theo độ dày. Giá thành sợi microfiber sẽ thay đổi theo tỷ lệ thành phần Polymide được phối trộn.
Bông microfiber còn có ưu điểm thấm hút tốt nhưng thoát ẩm nhanh. Tuy nhiên so với sợi cotton thì kém hơn chút. Là sợi nhân tạo, nhưng sợi microfiber vẫn khá mềm mại và mịn màng. Ngoài làm chằn mền, sợi microfiber được ứng dụng làm quần áo thể thao, nội ý khá nhiều, nhất là các sản phẩm unique.
Trên thị trường, ruột chăn microfiber còn được gọi với cái tên mỹ miều: lông vũ nhân tạo.
Tags: chăn mền ruột chăn mền ruột chăn ruột mền nguyên liệu làm ruột chăn mền chất liệu làm ruột chăn mền
Cùng chủ đề
CHỦ ĐỀ KHÁC