Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Gối Bồng Tơ Tằm

Set Quà Tặng
Sản phẩm cho bé

Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Ngày viết : 29/07/2024

Những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ dịch Covid-19, ngành tơ tằm Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng riêng. Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu quy mô sản xuất và triển vọng phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm tại Việt Nam. 

Thực trạng nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay

Quy mô nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam

Trồng dâu nuôi tằm là ngành nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam, gắn bó với bao thế hệ nông dân và là một nét văn hóa truyền thống trong đời sống người Việt.

Hiện nay, trên cả nước có 32 tỉnh tồn tại nghề trồng dâu nuôi tằm, với tổng diện tích khoảng 13.000 ha trồng dâu nguyên liệu. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 77% do ưu thế đất đai màu màu, khí hậu ôn hòa. Các tỉnh miền núi phía Bắc và trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng 11%, còn lại là các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực khác.

Trong 2 năm diễn ra dịch Covid-19, diện tích trồng dâu giảm mạnh, sau đó thì phục hồi nhanh chóng và thậm chí là phát triển hơn cả trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Diện tích dâu tằm năm 2022 đã tăng gần 60% so với 4 năm trước đó. 

Biểu đồ cơ cấu diện tích và năng suất tơ tằm Việt Nam (tròn, làm nổi Lâm Đồng, Tây Nguyên)

Tây Nguyên chiếm 90% sản lượng kén tằm của nước dù chỉ chiếm có 77% diện tích trồng dâu, trong đó Lâm Đồng chiếm 89% còn lại là các tỉnh lân cận. Lý do đến từ yếu tố khí hậu Lâm Đồng cho phép nuôi tằm gần như quanh năm, tuy vẫn có mùa thuận và nghịch. Đồng thời kỹ thuật nuôi tằm của Lâm Đồng đang dẫn đầu cả nước. Tổng sản lượng kén cả nước năm 2023 ước đạt 16.400 tấn.

Giống tằm Lưỡng Quảng nhập khẩu từ Trung Quốc
Nhãn

Thị trường thu mua kén tằm

Nếu những năm  2019 giá kén xuống gần như là chạm đáy, 130.000-140.000/kg, thì đầu năm 2022, giá kén đã vọt lên mức 220.000-230.000/kg. Nhưng đó chưa phải là kỷ lục. Cuối năm 2022, đầu năm 2023, dù chính vụ hay trái vụ, thì giá kén đều duy trì ở mức cao, 235.000-245.000/kg, thậm chí có lúc đạt đỉnh 250.000/kg. Kể từ 2022 đến nay, giá kén chưa bao giờ xuống dưới 200.000/kg, và hiện tại đang duy trì ổn định trong khoảng 220.000-230.000/kg (tháng 06/2024).

Khó khăn mà ngành trồng dâu nuôi tằm của Việt Nam đang phải đối mặt

Dù những năm qua, Việt Nam luôn thuộc top các nước dẫn đầu thế giới về sản lượng tơ tằm, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, có thể kể đến như:

Nguồn trứng giống phục vụ sản xuất trong nước không thể đáp ứng, buộc phải nhập khẩu trứng từ Trung Quốc nhưng lại đi theo đường tiểu ngạch, vì thế không thể kiểm soát được chất lượng trứng, sản xuất phần nào gặp bị động.

Người dân nuôi theo quy mô hộ gia đình chiếm đa số, ít đầu tư kỹ thuật, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên sản lượng vẫn hạn chế, chưa tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực.

Ngoại trừ sản xuất tơ thô đã đạt mức độ chuyên nghiệp nhất định, các ngành chế biến sản phẩm và phụ phẩm ngành tơ tằm vẫn còn yếu khiến giá trị thương phẩm còn thấp, làm giảm giá trị toàn ngành. 

Triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay

Những triển vọng phát triển của nghề trồng nuôi tằm ở Việt Nam

Dù gặp vải khó khăn vào 2 năm diễn ra dịch Covid-19, nhưng nhìn chung từ năm 2018 đến nay, sản xuất tơ tằm đều đạt tăng trưởng dương, tính trung bình giai đoạn 2018-2022 mỗi năm tăng trưởng 12,15%.

Việt Nam hiện vẫn duy trì top 5 nước sản xuất tơ tằm thô của thế giới. Hy vọng tương lai sắp tới sẽ có thể tiến vào top 3 về sản lượng tơ tằm thô.

Đề xuất các biện pháp để thúc đẩy nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển

Với những khó khăn đã phân tích ở trên, thiết nghĩ nhà nước cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống tằm, nâng cao năng lực sản xuất giống tằm để đảm bảo nguồn cung cấp trong nước. Từ đó nâng cao chất lượng nuôi trồng đồng thời giảm chi phí cho người nông dân.
Tuy nghề trồng dâu nuôi tằm đang khởi sắc, nhưng bấy lâu nay nông dân Việt Nam thường gặp cảnh được mùa mất giá, được giá mất mùa. Cần có quy hoạch vùng trồng hợp lý, giám sát chặt chẽ tránh để tình trạng tương tự xảy ra như cách đây 5 năm hay như những loại nông sản khác.

Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nuôi trồng, cần phổ biến kỹ thuật bài bản, tạo nguồn thông tin tin cậy cho người trồng dâu nuôi tằm để tránh tình trạng chỉ làm kinh nghiệm hoặc tin truyền miệng thiếu căn cứ. Có như vậy mới có thể phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Khép lại tại đây, hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về nghề trồng dâu nuôi tằm. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website của DalatSilk.

 Tags: nghề trồng dâu nuôi tằm trồng dâu nuôi tằm. nuôi tằm. trồng dâu tình hiện nuôi tằm hiện nay thị trường nuôi tằm.

Cùng chủ đề

Lịch sử hình thành và phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm

Trồng dâu nuôi tằm được ra đời từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên ở Trung Quốc và phát triển rộng khắp thế giới. Vậy nghề trồng dâu nuôi tằm đã ra đời như thế nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

15/07/2024

Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Nuôi tằm dệt lụa từ lâu đã trở thành một nghề tiểu thủ công nghiệp quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, mỗi quốc gia khác nhau thì nghề trồng dâu nuôi tằm cũng có những đặc điểm riêng. Cũng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

22/07/2024

Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của Việt Nam, được hình thành lâu đời và đã đạt đến trình độ cao. Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

01/07/2024

CHỦ ĐỀ KHÁC

icon icon
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký