Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Gối Bồng Tơ Tằm

Set Quà Tặng
Sản phẩm cho bé

Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Ngày viết : 01/07/2024

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của Việt Nam, được hình thành lâu đời và đã đạt đến trình độ cao. Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

Trồng dâu nuôi tằm là gì?

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của nước ta, được hình thành lâu đời. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay nghề trồng dâu nuôi tằm đã đạt đến trình độ cao, hình thành nên nhiều vùng sản xuất dâu tằm tơ nổi tiếng.

Mục đích trồng dâu nuôi tằm là để thu được kén tằm. Người nông dân sẽ trồng dâu để lấy thức ăn là lá dâu cho tằm, ấu trùng của 1 loại côn trùng thuộc họ Bombycidae. Như các loài sâu khác, tằm sau khi ăn no đẫy sức sẽ nhả tơ, kết kén tương tự ngôi nhà bảo vệ chúng trong quá trình hóa nhộng sau đó. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại kén của các loài côn trùng khác ngoài tự nhiên như kén sâu tơ trên bắp cải, kén ngài vải,... Với những tính chất đặc biệt như sợi tơ dài tới cả 1 kilomet, bóng đẹp mịn màng mà tơ của con tằm đã được chọn để làm sợi dệt vải.

Hình 1. Kén tằm dâu kén trắng.
Hình 1. Kén tằm dâu kén trắng.

Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của con tằm

Tằm thuộc loại côn trùng biến thái hoàn toàn, trải qua 4 giai đoạn chính: Trứng - Ấu trùng - Nhộng  -Trưởng thành (bướm).

Những con bướm trưởng thành sẽ bắt cặp với nhau, giao phối và đẻ trứng. Trứng nở ra thành ấu trùng, cũng chính là con tằm. Trong tự nhiên có nhiều loại bướm có đặc điểm tương tự, ấu trùng nở ra được gọi là sâu. Ấu trùng đến 1 giai đoạn phát triển sau ngừng ăn, hóa thành nhộng. Nhộng không có khả năng ăn uống hay di chuyển, bên trong nhộng sẽ diễn ra quá trình biến đổi để sau đó hóa bướm, sau đó tiếp tục vòng đời mới.

Dựa vào kích thước và số lần ăn, người ta chia ra 5 giai đoạn tằm như sau:

- Tằm con: gồm Tằm tuổi 1, Tằm tuổi 2  và Tằm tuổi 3 (Tằm ăn 3).
- Tằm lớn: Tằm tuổi 4 (Tằm ăn tư), Tằm tuổi 5 (Tằm ăn 5).

Hình 2. Vòng đời tằm dâu kén trắng.
Hình 2. Vòng đời tằm dâu kén trắng.

Công đoạn chuẩn bị dâu để nuôi tằm

Trồng và chăm sóc cây dâu làm thức ăn cho tằm

Trồng dâu là công đoạn đầu tiên để nuôi tằm. Đất trồng dâu cần tơi xốp, độ pH trung tính từ 5-8. Tuy có thể thích nghi với nhiều loại đất, nhưng cây dâu tằm không có khả năng chịu mặn. Vì vậy, dâu tằm không phổ biến ở các vùng đồng bằng ngập mặn như Đồng bằng Sông Cửu Long, ngược lại khá phổ biến ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, 1 số tỉnh Tây Bắc Việt Nam.

Khác với giống dâu truyền thống lá nhỏ, dâu để nuôi tằm hiện nay đã trải qua lai tạo, thành giống dâu lá to bản, nhiều sinh khối.

Hình 3. Hái dâu nuôi tằm.
Hình 3. Hái dâu nuôi tằm.

Phương pháp nhân giống chính cây dâu tằm là nhân giống vô tính, giâm hom dâu. Như nhiều cây trồng khác, cần có chế độ tưới nước, làm cỏ, bón phân hợp lý. Trong đó, đặc biệt chú ý chất lượng các loại phân bón thúc, đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch lá dâu tương tự như cách ly hóa chất bảo vệ thực vật trên các cây lương thực, thực phẩm trước khi thu hoạch.

Dâu tằm là cây trồng lâu năm, có đặc điểm tái sinh rất mạnh. Để đảm bảo năng suất dâu, hằng năm không cần trồng mới mà tiến hành đốn dâu, cây dâu sẽ sinh trưởng mạnh, cho bộ tán lá mới, đồng thời đảm bảo mật độ cành cành dâu thích hợp trong vườn.

Thu hoạch lá dâu để cho tằm ăn

Để thu lá dâu cho tằm ăn, có 2 cách, đó là hái lá và cắt cành. Chỉ hái lá, để lại cành dâu thì ít làm ảnh hưởng đến cây dâu nhưng lại tốn công lao động. Ngược lại, phương án cắt cành sẽ tiết kiệm công lao động hơn, cành dâu tươi, dễ bảo quản nhưng chỉ áp dụng ở những vùng đất tốt, cành dâu nhanh tái sinh mọc mới.

Hình 4. Thu hoạch lá dâu cho tằm ăn.
Hình 4. Thu hoạch lá dâu cho tằm ăn.

Ở những vị trí khác nhau trên cây dâu, lá dâu có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng nước khác nhau. Lá càng thấp thì chất xơ càng cao, hàm lượng chất dinh dưỡng và nước càng thấp. Ngược lại, lá càng gần ngọn thì hàm lượng dinh dưỡng và nước càng cao, và ít chất xơ.

Mỗi tuổi tằm yêu cầu chất lượng lá dâu khác nhau, nên cần dựa trên đặc điểm sinh trưởng mỗi giai đoạn phát triển của tằm để chọn loại lá phù hợp cho sự phát triển của tằm.

Công đoạn nhân giống và nuôi tằm con

Nhân giống tằm

Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW đã chọn lọc thành công giống GQ2218, so với các giống cũ năng suất khá cao nhưng quy mô sản xuất giống chưa đủ đáp ứng nhu cầu nuôi trồng nên hiện tại Việt Nam vẫn phải nhập trứng giống tằm từ Trung Quốc. Đó là 2 giống Lưỡng Quảng, gồm giống lai cặp đầu 7 (732x9532) và giống lai cặp đầu 9 (9532x732).

Ấp trứng và nuôi tằm con

Mặc dù để tự nhiên trứng vẫn có thể nở được, vẫn cần chuẩn bị điều kiện thích hợp để trứng nở đồng đều và tỷ lệ trứng nở cao. Dưới điều kiện thích hợp, khoảng 10 ngày sau khi để trứng sẽ nở thành tằm con.

Cho tằm con mới nở bắt đầu tiếp xúc với lá lá dâu được gọi là băng tằm. Tằm con mới nở có sức ăn và khả năng tiêu hóa còn kém, nên thái lá dâu thành sợi để tằm con dễ tiêu hóa.

Hình 5. Tằm con tuổi 3.
Hình 5. Tằm con tuổi 3.

Công đoạn nuôi tằm lớn

Nếu như tằm con chỉ ăn không quá 20% số lá dâu cần cho 1 lứa, thì riêng tuổi 4 tằm có thể ăn số lá dâu tương đương, và tuổi 5 là 55-60%. Tuổi 5 là giai đoạn tằm dâu ăn mạnh nhất để tập trung tích lũy đủ chất dinh dưỡng cho giai đoạn nhả tơ kết kén hóa nhộng ngay sau đó.

Ngoài cho tằm ăn đủ dinh dưỡng thì đặc biệt chú ý kiểm tra phòng bệnh cho tằm và loại bỏ phân tằm.

Công đoạn chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén

Chuẩn bị nơi cho tằm làm tổ kén

Tằm thường làm tổ kén nơi kín đáo mà vẫn đảm bảo khô ráo, thoáng mát và an toàn. Dụng cụ người nuôi tằm sử dụng cho tằm làm tổ kén gọi là né, tạo không gian thích hợp cho tằm kết kén hàng loạt.

Có nhiều loại né khác nhau, có thể bằng tre, bằng gỗ, bằng rơm, bằng nhựa hoặc bằng chính cây dâu. Hiện nay khu vực nuôi tằm tập trung đang sử dụng né dạng gỗ, chia nhiều ô vuông, vừa bền, dễ vệ sinh lại dễ dàng gỡ kén ra bằng công cụ thiết kế riêng cho né gỗ.

Chăm sóc tằm chín

Tằm chín là tằm cuối tuổi 5, đã ăn đủ sức, tích đủ dinh dưỡng, đạt kích thước tối đa của tằm. Tằm chín sẽ không còn ăn nữa, mà chỉ bò qua bò lại để tìm nơi thích hợp nhả tơ kết kén.

Khi xác định là tằm chín thì sẽ cho tằm lên né bằng cách bằng từng con 1, những con chín trước thì cho lên né trước, chín sau cho lên né sau.

Tằm nằm trong ô né nhả kén. Mô tả: Một góc né gỗ với tằm đang bắt đầu nhả tơ.

Hình 6. Tằm ăn 5, chuẩn bị cho thu hoạch.
Hình 6. Tằm ăn 5, chuẩn bị cho thu hoạch.
Thu hoạch kén

Sau khi tằm đã hoàn thành nhả kén, kén sẽ trở nên đục trắng không còn nhìn thấy được tằm bên trong nữa thì tiến hành gỡ kén. Có thể gỡ kén bằng tay hoặc bằng dụng cụ chuyên dụng như với né gỗ.

Hình 9. Gỡ kén bằng dụng cụ chuyên dụng.
Hình 7. Gỡ kén bằng dụng cụ chuyên dụng.

 

Đọc đến đây hy vọng bạn đã có cho mình thêm thông tin hữu ích về nghề trồng dâu nuôi tằm. Bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu các công đoạn cơ bản của nghề trồng dâu nuôi tằm chứ chưa đi sâu vào phân tích kỹ thuật. Bạn có thể  tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website của DalatSilk.

 Tags: trồng dâu nuôi tằm kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm các bước trồng dâu nuôi tằm quy trình trồng dâu nuôi tằm tằm nuôi tằm nuôi tằm con nuôi tằm lớn thu hoạch kén

Cùng chủ đề

Lịch sử hình thành và phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm

Trồng dâu nuôi tằm được ra đời từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên ở Trung Quốc và phát triển rộng khắp thế giới. Vậy nghề trồng dâu nuôi tằm đã ra đời như thế nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

15/07/2024

Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Nuôi tằm dệt lụa từ lâu đã trở thành một nghề tiểu thủ công nghiệp quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, mỗi quốc gia khác nhau thì nghề trồng dâu nuôi tằm cũng có những đặc điểm riêng. Cũng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

22/07/2024

Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ dịch Covid-19, ngành tơ tằm Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng riêng. Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu quy mô sản xuất và triển vọng phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm tại Việt Nam. 

29/07/2024

CHỦ ĐỀ KHÁC

icon icon
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký