Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Gối Bồng Tơ Tằm

Set Quà Tặng
Sản phẩm cho bé

Trồng dâu nuôi tằm ở các nước trên thế giới

Ngày viết : 22/07/2024

Nuôi tằm dệt lụa từ lâu đã trở thành một nghề tiểu thủ công nghiệp quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, mỗi quốc gia khác nhau thì nghề trồng dâu nuôi tằm cũng có những đặc điểm riêng. Cũng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

Trồng dâu nuôi tằm ở Trung Quốc

Nghề trồng dâu nuôi đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời ở Trung Quốc, nhưng không phải khu vực nào của đất nước rộng lớn thứ 4 thế giới cũng có nghề trồng dâu nuôi tằm.
Các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô ở miền Đông Trung Quốc và tỉnh Tứ Xuyên ở phía Tây Nam là những khu vực có nghề trồng dâu nuôi tằm lâu đời nhất ở Trung Quốc. Những tỉnh này có nhiều làng nghề nôi tiếng, được UNESCO thêm vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.

Từ khi có thể thống kê đến nay, Trung Quốc luôn là đất nước sản xuất tơ thô nhiều nhất thế giới, chiếm 70% tơ thô cao cấp của thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích trồng dâu nuôi tằm ở Trung Quốc đang giảm dần.

Do áp lực về nhân công cộng thêm sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự dịch chuyển đến các tỉnh vùng Vân Nam và Trùng Khánh.

Sản lượng tơ thô hằng năm của Trung Quốc là 160 nghìn tấn.

Thu mua kén ở Trung Quốc.
Thu mua kén ở Trung Quốc.

Trồng dâu nuôi tằm ở Ấn Độ

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã du nhập vào Ấn Độ thông qua Con đường tơ lụa từ rất lâu đời. Với nhu cầu sử dụng tơ lụa nhiều nhất thế giới cộng với một lịch sử phát triển lâu đời, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Ấn Độ khá phát triển. Đây là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản lượng tơ thô. 
Hoạt động trồng dâu nuôi tằm chủ yếu nằm ở miền Đông Bắc Ấn Độ. Các tiểu bang Karnataka, Andhra Pradesh , Assam và Bodoland, Tây Bengal , Jharkhand và Tamil Nadu là nơi sản xuất tơ lụa chính của Ấn Độ.

Ấn Độ là quốc gia duy nhất có thể sản xuất đủ 5 loại lụa thương mại của thế giới, bao gồm: lụa dâu tằm, lụa tussah nhiệt đới, lụa tussah sồi, lụa eri và lụa muga. Lụa muga với ánh vàng óng là loại lụa độc đáo và đặc quyền của Ấn Độ.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành Đạo luật với các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất giống tằm, Đạo luật chống bán phá giá đối với tơ thô Trung Quốc.

Lụa Muga, đặc sản lụa Ấn Độ
Lụa Muga, đặc sản lụa Ấn Độ.

Trồng dâu nuôi tằm ở Uzbekistan

Nghề trồng dâu nuôi tằm đã có từ rất lâu đời ở Uzbekistan, ước chừng khoảng 4000 năm trước thông qua Con đường tơ lụa. Cung đường Samarkand - Shahrisabz - Bukhara - Turkestan - thung lũng Fergana là một trong những tuyến đường quan trọng nhất của Con đường tơ lụa.

Uzbekistan hiện là top 3 các nước xuất khẩu tơ thô nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 20, Uzbekistan vẫn chỉ bán kén thô cho các nước châu  u chứ chưa phát triển kỹ thuật ươm tơ, dệt lụa. Mãi đến năm 1923 thì ngành ươm tơ dệt lụa ở Uzbekistan mới dần được hình thành, thúc đẩy trồng dâu nuôi tằm phát triển.

Sự tan rã của Liên Xô sau  thế chiến thứ 2 đã khiến ngành trồng dâu nuôi tằm của Uzbekistan lâm vào khó khó và chính phủ đã phải xoay xở rất nhiều mới có thể vực dậy ngành nghề này.
Hiện nay có khoảng 450.000 hộ gia đình tham gia vào nghề nuôi tằm con và hơn 2 triệu người kiếm sống bằng nghề nuôi tằm. Đóng vai trò quan trọng đối với ngành kinh tế Uzbekistan, chỉ riêng ngành trồng dâu nuôi tằm - ươm tơ dệt lụa đã đóng góp 20% vào tổng thu nhập của quốc gia.

Uzbekistan cũng chủ động sản xuất được trứng giống với 14 nhà máy, 3 trạm nuôi tằm thuần chủng, 10 trại nuôi chuyên dụng cho ra sản lượng khoảng 16 nghìn tấn kén tươi mỗi năm.
Tuy nhiên chất lượng tơ thô của Uzbekistan chưa được đánh giá cao. Chính phủ Uzbekistan đang dốc toàn lực để cải thiện điều này bằng nhiều chính sách, trong đó có đẩy mạnh nghiên cứu, trang bị công nghệ sản xuất tiên tiến.

Một nhà máy thu mua kén ở Uzbekistan.
Một nhà máy thu mua kén ở Uzbekistan.

Trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam

So với 3 nước kể trên, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam ra đời muộn hơn, khoảng 2000 năm trước. Đến thời kỳ người Pháp đô hộ vào khoảng đầu thế kỷ 19, họ đã thành lập trạm thí nghiệm đầu tiên ở miền Bắc để phát triển nghề nuôi tằm.

Nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn tồn tại và phát triển dù xảy ra biến cố lịch sử nào. Tuy nhiên do ảnh hưởng chiến tranh triền miên, năm 1975 thống kê chỉ còn 7000 ha. Sau khi đất nước thống nhất, diện tích dâu tằm đã tăng lên ấn tượng, 38.000 ha vào năm 1991. Tuy nhiên đến năm 2008 thì lại suy giảm do nhiều lý do, trong đó chủ yếu do thị trường tơ lụa không thuận lợi.
Năm 2018, diện tích dâu tằm rơi vào khoảng 10 nghìn ha. Tuy diện tích chỉ bằng ⅓ năm 1991 nhưng sản lượng tơ thô sản xuất hằng năm sánh ngang với Uzbekistan, rơi vào khoảng 16 nghìn tấn tơ thô mỗi năm. Các ngành sản xuất tơ lụa trong nước cũng khá phát triển nên Việt Nam chỉ đứng thứ 5 đến thứ 7 trong các nước xuất khẩu tơ thô nhiều nhất thế giới.

Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đang nằm chủ yếu ở Lâm Đồng, đang có xu hướng lan ra các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai. Các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Hà Nam, Nam Định cũng có các làng nghề thủ công nhỏ.

Vấn đề bất cập nhất của ngành dâu tơ tằm Việt Nam hiện nay là nguồn trứng giống. Việt Nam đã có thể tự sản xuất trứng giống, nhưng so với nhu cầu thì chiếm tỷ lệ gần như không đáng kể. Hiện tay, chúng ta vẫn phải nhập nguồn trứng giống từ Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, không thể kiểm soát chất lượng giống. Chất lượng tơ, giá cả thị trường luôn bị động bởi bên ngoài.

Vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm.
Vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm.

Trồng dâu nuôi tằm ở Thái Lan

Nghề trồng dâu nuôi tằm có lịch sử khoảng 1500 TCN ở Thái Lan. Tuy nhiên vẫn chưa tìm được bằng chứng nào chứng minh người Trung Hoa mang đến hay Thái Lan đã tự mình phát minh ra.

Từ những năm 1930, chính phủ Thái Lan đã cố gắng khuyến khích sản xuất tơ lụa bằng cách thành lập nhà máy sản xuất tơ sợi nhưng không thành công như mong đợi. Sau nhiều lần nỗ lực thì đến năm 1950, ngành nuôi tằm dệt lụa của Thái Lan bước vào thời kỳ đen tối cho đến khi Jim Thompson đã một lần nữa khai sinh lại nghề này và thành công đến ngày nay.

Năm 2016, Thái Lan đã sản xuất được 712 tấn tơ thô. Đây là con số kỷ lục với đất nước này, dù so với Trung Quốc vẫn là 1 con số vô cùng khiêm tốn.

Trồng dâu nuôi tằm chủ yếu được tiến hàng ở vùng Đông Bắc Thái Lan, nhất là tỉnh Sisaket, Khon Gan, Mahasarakham và Khorat do có khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho cây dâu tằm phát triển.

Ươm tơ thủ công ở Thái Lan.
Ươm tơ thủ công ở Thái Lan.

Trồng dâu nuôi tằm ở các quốc gia còn lại

Nghề trồng dâu nuôi tằm - ươm tơ dệt lụa còn là ngành tiểu thủ công nghiệp ở các nước Brazil, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga. Trong đó, chất lượng tơ của Nhật và Hàn là quốc gia được đánh giá cao.

Hình chụp bên trong 1 xưởng ươm tở ở Nhật Bản năm 1905.
Hình chụp bên trong 1 xưởng ươm tở ở Nhật Bản năm 1905.

Đọc đến đây hy vọng bạn đã có cho mình thêm thông tin hữu ích về lịch sử phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Bài viết này chỉ mang tính chất giới thiệu khái quát. Bạn có thể  tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website của DalatSilk.

 Tags: trồng dâu nuôi tằm nuôi tằm trồng dâu ươm tơ dệt lụa tơ lụa nuôi tằm dệt lụa

Cùng chủ đề

Lịch sử hình thành và phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm

Trồng dâu nuôi tằm được ra đời từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên ở Trung Quốc và phát triển rộng khắp thế giới. Vậy nghề trồng dâu nuôi tằm đã ra đời như thế nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

15/07/2024

Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào?

Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống của Việt Nam, được hình thành lâu đời và đã đạt đến trình độ cao. Trồng dâu nuôi tằm gồm những công đoạn nào, cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

01/07/2024

Thực trạng và triển vọng phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Việt Nam hiện nay ra sao?

Những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ dịch Covid-19, ngành tơ tằm Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng riêng. Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu quy mô sản xuất và triển vọng phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm tại Việt Nam. 

29/07/2024

CHỦ ĐỀ KHÁC

icon icon
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký