Con đường tơ lụa đã sụp đổ như thế nào?
Một trong những tuyến đường vĩ đại nhất lịch sử loài, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất, không chỉ đơn thuần là huyết mạch thông thương buôn bán giữa 2 châu lục Á u mà còn là hành trình văn hóa tôn giáo giữa các quốc gia. Thế nhưng không có gì là tồn tại mãi mãi. Và Con đường tơ lụa cũng vậy.
Sau hơn 1500 năm tồn tại, Con đường tơ lụa dần suy tàn nhanh chóng và kết thúc vào thế kỷ 15. Vậy điều gì đã xảy ra với nơi từng được gọi là huyết mạch giao thương giữa 2 lục địa Á u này? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
Những thách thức mà thương nhân phải đối mặt trên Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của nhân loại. Thế nhưng hành trình trên con đường này luôn tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, thậm chí không ít người đã phải bỏ mạng tại nơi đây.
Nạn cướp bóc trên Con đường tơ lụa
Giao thương trên Con đường tơ lụa dần phát triển đã kéo theo tình trạng cướp bóc dọc đường hoành hành. Để tự bảo vệ mình khỏi những toán cướp dọc đường, người buôn bán thường đi thành nhóm hoặc ghép với các đoàn lữ hành khác.
Địa hình vô cùng khắc nghiệt trên Con đường tơ lụa
Ngoài ra địa hình khắc nghiệt, tình trạng thiếu nước uống cũng là cơn ác mộng đối với những người đi buôn. Người đi qua hoang mạc núi Lopno từng bỏ mạng vì không mang đủ nước uống.
Cũng chính vì môi trường địa lý của Con đường tơ lụa quá khắc nghiệt đã khiến nó dần trở nên lụi tàn. Khi khí hậu của Đông Á dần trở nên lạnh hơn cùng lượng mưa giảm, các con sông trên Con đường tơ lụa trên bộ dần bị phá vỡ và quá trình sa mạc hóa dần được mở rộng.
Dưới triều đại của nhà Minh và nhà Nguyên, chính sách nhập cư được thực hiện, di dân chặt cây khai khẩn đất hoang được đẩy mạnh khiến cho môi trường tự nhiên ở khu vực ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng và sa mạc hóa.
Chính sự thay đổi của môi trường tự nhiên,những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã phải dừng bước trước cái lạnh, cái đói, cái khô hạn thiếu nước của hành trình.
Thế nhưng đó vẫn chưa phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự lụi tàn của Con đường tơ lụa.
Những nguyên nhân chính dẫn đến sự lụi tàn của Con đường tơ lụa
Chiến tranh triền miên cũng góp phần tàn phá Con đường tơ lụa
Các cuộc chiến tranh liên miên cũng nạn đạo tặc cướp phá khiến cho hoạt động buôn bán trên con đường luôn gặp nguy hiểm. Và cũng kể từ đây, con đường tơ lụa cũng dần trở nên suy thoái.
Phải đến khi đế quốc Mông Cổ mở rộng bờ cõi ra khắp châu Á và châu Âu, công việc buôn bán nơi đây mới thịnh vượng trở lại.
Mất kiểm soát dịch bệnh lây lan trên Con đường tơ lụa
Thế nhưng Con đường tơ lụa đã vô tình phát tán dịch bệnh “Cái chết đen” ra khắp châu Âu và Trung Á vào khoảng năm 1348 đến năm 1350. Căn bệnh này đã giết hại khoảng 60% dân số của châu Âu và tác động không nhỏ vào hoạt động của Con đường tơ lụa.
Chính quyền Trung Hoa tăng cường kiểm soát, gây khó khăn cho thương nhân
Nhà Minh lên nắm quyền đã khống chế Con đường tơ lụa bằng bắt nộp thuế cao, khiến cho việc buôn bán trên Con đường tơ lụa gặp khó khăn, thương nhân bắt đầu không còn thấy mặn với Con đường tơ lụa bởi họ phải đánh đổi rất nhiều trên chuyến hành trình này.
Sự ra đời của “Con đường tơ lụa mới trên biển”
Sự phát triển của đế chế Ottoman khiến tuyến đường nối liền phương Đông và phương Tây bị chặn đứng, đã buộc các thương nhân tìm con đường buôn bán khác thay thế an toàn và nhanh chóng hơn.
Kỹ thuật đóng tàu thời kỳ đó đã phát triển đến độ có thể chế tạo những con tàu có khả năng vượt hàng nghìn hải lý trên biển. Và đến thế kỷ thứ 8, con đường buôn bán trên biển đã được hình thành bởi những nhà buôn người Ả Rập.
Cuối cùng, Con đường tơ lụa cũng tan rã vào cuối những năm 1400, chính thức kết thúc chuỗi hành trình huyền thoại vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Đọc đến đây hy vọng bạn có câu trả lời cho sự sụp đổ của Con đường tơ lụa huyền thoại. Hiện nay Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa hiện đại trên bộ. Để tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác, mời bạn ghé thăm các chuyên mục khác tại website của DalatSilk.
Tags: con đường tơ lụa tơ lụa tơ lụa Trung Hoa lụa Trung Hoa
Cùng chủ đề
CHỦ ĐỀ KHÁC