Con đường tơ lụa đi qua những quốc gia nào?
Con đường tơ lụa thực chất không phải là một con đường duy nhất là 1 hệ thống các con đường nối với nhau từ Đông sang Tây, trên đó diễn ra hoạt động buôn bán các hàng hóa. Vậy Con đường tơ lụa đã đi qua những quốc gia nào? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.
Con đường tơ lụa là những con đường liên kết thành một mạng lưới
Con đường tơ lụa thực chất không phải là 1 con đường duy nhất. Nó bao gồm một số tuyến đường, có liên kết với nhau thành một mạng lưới, và đều có điểm xuất phát từ Trung Hoa cổ đại, mở rộng và hướng về phía Tây.
Để đi từ Đông sang Tây của lục địa Á- u, cần vượt qua thử thách là những sa mạc hiểm trở nằm ở khu vực Trung Á. Chính vì vậy, không chỉ có 1 tuyến đường duy nhất mà các thương nhân thời bấy giờ đã tạo ra 3 tuyến đường khác nhau, bao gồm:
- Tuyến đường phía Bắc
- Tuyến đường phía Nam và Tây Nam
Các thương gia dọc theo các tuyến đường này đã tham gia vào "buôn bán tiếp sức", trong đó hàng hóa được "sang tay nhiều lần trước khi đến đích cuối cùng".
Các quốc gia mà Con đường tơ lụa đi qua
Trung Quốc - nơi bắt nguồn của Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa ban đầu được hình thành với mục đích quân sự. Nhà Hán đã cử người đi về phương Tây tìm người Nguyệt Chi để kết đồng minh nhằm chống lại kẻ thù. Tuy không tạo ra được liên minh quân sự, nhưng họ đã đặt nền móng cho việc phát triển những con đường mà sau này sẽ là huyết mạch lưu thông giao dịch của thế giới thời bấy giờ.
Sau này dần dà đã hình thành sự trao đổi hàng hàng giữa 2 đầu tuyến đường. Phương Đông mang tơ lụa, thuốc súng, giấy,... đến phương Tây để đổi lấy vàng bạc, đá quý,...
Tơ lụa là mặt hàng xa xỉ nhất được buôn bán trên con đường này. Với vẻ điều có một không hai, tơ lụa đã làm bất kỳ ai, kể cả các vị vua La Mã, Ai Cập mê mẩn. Sớm nhận thấy tiềm năng của tơ lụa, các vị vua Trung Hoa đã coi tơ lụa là bảo vật quốc gia, quyết tâm lưu giữ bí mật nghề trồng dâu nuôi tằm, không truyền ra bên ngoài. Trung Quốc giữ vị trí độc quyền mặt hàng tơ lụa xuyên suốt lịch sử Con đường tơ lụa.
Trên Con đường tơ lụa không chỉ có lụa, rất nhiều mặt hàng được trao đổi như giấy, tiêu, gia vị, thuốc súng, đá quý, da động vật, … Hàng hóa theo 2 nhánh Bắc Kinh - Thái Nguyên - Lạc Dương - Trường An và Hàn Châu - Nam Kinh - Nam Dương - Trường An tập kết về Trường An, rồi từ Trường An hướng thẳng đến phía Tây, qua Bảo Kê, Thái Châu, Lan Châu, Vũ Uy, Trương Dịch và đến An Khê.
Con đường tơ lụa phía Bắc men theo sa mạc Taklamakan
Sa mạc Taklamakan có tên Hán Việt là Sa mạc Tháp Khắc Lạp Mã Can, là một sa mạc thuộc Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương của Trung Quốc.
Nó tiếp giáp với dãy núi Côn Lôn ở phía nam, sa mạc Gobi ở phía Đông, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và phía bắc. Nó được xếp hạng thứ 15 thế giới về kích thước sa mạc và có khí hậu đặc trưng là sa mạc lạnh.
Tuyến đường phía Bắc của Con đường tơ lụa đều đi qua các thành phố của Trung Quốc, gồm có:
- An Khê - Đôn Hoàng - Lâu Lan - Korla
- An Khê - Hami - Urumchi
Con đường tơ lụa phía Nam và Tây Nam đi qua 6 quốc gia
Con đường tơ lụa đến thành phố An Khê thì tiếp tục hướng đến thành phố Đôn Hoàng. Từ đâu đã hình thành tuyến đường phía Nam, băng qua 6 quốc gia là: Bhutan, Bangladesh, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan.
Các quốc gia Trung Á mà Con đường tơ lụa đi qua
Các nhánh kể trên của Con đường tơ lụa đến vùng Trung Á thì tiếp tục hợp nhất thành 1 tuyến đường và đi qua 5 quốc gia gồm: Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan.
Các quốc gia Tây Á mà Con đường tơ lụa đi qua
Sau khi trải qua 5 quốc gia Trung Á, Con đường tơ lụa tiếp tục nối dài về phía Tây với các quốc gia thuộc Trung Đông và Tây Á, bao gồm: Iran, Irắc, Syria, Liban, Armenia, Gruzia, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Những điểm đến hấp dẫn cuối Con đường tơ lụa
Mục đích cuối cùng của Con đường tơ lụa là để trao đổi những sản vật quý giá với nhau giữa phương Đông và phương Tây.
Các hoàng đế La Mã cực kỳ yêu thích tơ lụa và đã gây ấn tượng cực mạnh khi khoác lên mình những bộ trang phục bằng tơ lụa. Các nữ hoàng Ai Cập có lúc thậm chí chỉ mặc trang phục làm bằng tơ lụa Trung Hoa. Chính vì thế, Ai Cập và La Mã là 2 điểm đến đắt giá nhất của tơ lụa.
Đọc đến đây hy vọng bạn đã có cho mình thêm thông tin hữu ích về Con đường tơ lụa và những quốc gia mà nó đi qua. Bài viết này chỉ mang tính chất liệt kê sơ bộ. Để tìm hiểu sâu hơn cũng như tìm kiếm những thông tin hữu ích khác, mời bạn ghé thăm website của DalatSilk.
Tags: Con đường tơ lụa tơ lụa
Cùng chủ đề
CHỦ ĐỀ KHÁC