Khám phá các thành phố quan trọng trên Con đường tơ lụa
Con đường tơ lụa là tuyến đường thông thương giữa 2 xứ xở đông tây, xuyên qua Trung Á, Tây Á để tiếp cận với châu u.Ngày nay tuy không còn con đường tơ lụa như lịch sử, nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá những dấu mốc địa lý quan trọng trên hành trình ấy.
Xuất phát điểm của “Con đường tơ lụa”: Thành Trường An (Tây An ngày nay)
Tây An thị, ngày xưa nó có tên là thành Trường An, có nghĩa là an bình vĩnh cửu”. Đây từng là kinh đô của 13 triều đại phong kiến của Trung Hoa, và cũng là 1 trong 4 “Tứ đại cố đô” của thế giới.
Thành phố có lịch sử hơn 3000 năm này nổi tiếng đình đám nhất dưới thời Đại Đường. Đường triều đã biến Trường An trở thành chốn phồn hoa đình đám hưng thịnh bậc nhất và là kinh đô lớn nhất của thế giới vào thời đấy.
Ngày nay, Tây An vẫn giữ phong độ là nơi du lịch có tiếng và đô thị phát triển hiện đại của Trung Hoa với dân số là khoảng 12 triệu người. Ở ngoại thành cố đô là khu đô thị cao tầng khiến cho những ai luôn cho rằng cứ Tây An phải trông cổ kính cũng phải giật mình.
Vào thời nhà Đường, tường thành có chu vi là 30 cây số, diện tích là 84 cây số vuông, gấp 10 lần thành Trường An ngày nay, gấp 2 lần thành Trường An nhà Hán và gấp 7 lần thành La Mã cổ đại.
Thành Trường An là nơi xuất phát của Con đường tơ lụa. Từ Tây An, các thương nhân đã đi theo trục chính qua hành lang Hà Tây-Trương Dịch-Lan Châu rồi tập kết cuối cùng ở Ngọc Môn Quan, Đôn Hoàng - cửa ải cuối cùng của Trung Nguyên trước khi tiến vào Tây Vực và đến với Tây Phương. Rất nhiều mặt hàng đã được trao đổi nhưng quan trọng nhất không phải là hàng hóa mà chính là văn hóa và tín ngưỡng.
Điểm dừng chân quan trọng trên Con đường tơ lụa: Thành Đôn Hoàng
Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, là một ốc đảo dọc theo “Con đường tơ lụa”. Là một điểm dừng chân chính trên Con đường tơ lụa cổ đại, Đôn Hoàng chiếm vị trí chiến lược ngay tại ngã tư của Con đường tơ lụa cổ đại phương Nam và con đường chính dẫn từ Ấn Độ qua Lhasa đến Mông Cổ và Nam Siberia, cũng như kiểm soát lối vào Hành lang Hexi hẹp, dẫn thẳng đến trung tâm của các đồng bằng phía bắc Trung Quốc và các thủ đô cổ của Trường An (ngày nay được gọi là Tây An) và Lạc Dương.
Đôn Hoàng nổi tiếng với các tượng Phật được khắc trong hang đá và được biết đến nhiều nhất với Hang Mạc Cao gần đó.
Thành phố huyền thoại trên “Con đường tơ lụa”: Samarkand, Uzbekistan
Uzbekistan, cùng với Ấn Độ và Trung Quốc là top 3 cường quốc tơ tằm của thế giới. Được ví như trung tâm của Con đường tơ lụa, dây là điểm dừng chân không thể thiếu khi khám phá vềv Con đường tơ lụa.
Nổi tiếng với cung điện nguy nga, thánh đường lộng lẫy với lối kiến trúc màu sắc độc đáo, Samarkand chứng tỏ mình từng là trung tâm buôn bán sầm uất và giao lưu văn hóa tín ngưỡng.
Giao lộ văn hóa trên “Con đường tơ lụa”: Tehran, Iran
Tehran, thủ đô của Iran, là một điểm dừng quan trọng dọc theo Con đường tơ lụa. Nó nằm ở phía bắc cao nguyên trung bộ của Iran, và là khu vực giàu có nhất của Iran.
Dấu tích Con đường tơ lụa ngày nay ở Iran có thể tìm thấy quanh biển Caspi, trên những tuyến đường mòn và đặc biệt không thể bỏ qua cung điện Golestan, Saad Abad và Niavaran.
Là 1 trong 4 cái nôi của nền văn minh nhân loại, là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn của thế giới, nơi đây có nhiều thánh đường Hồi giáo, nhà thờ Kitô giáo, hội đường Do Thái giáo và hỏa điện Bái hỏa giáo mang tính lịch sử.
Ngày nay, Tehran là một thành phố hiện đại, là trung tâm kinh tế của Iran. Do quan hệ quốc tế phức tạp nên có rất ít doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Iran.
Điểm đến cuối cùng của “Con đường tơ lụa”: Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Istanbul là thành phố lớn nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là thành phố có vị trí chiến lược khi là thành phố liên lục địa, bắc ngang eo biển Bosphorus - tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới.
Từ đây có các tuyến đường sắt tới châu u và Trung Đông, và tuyến hải lộ duy thông thương giữa biển Đen và Địa Trung Hải. Ngày nay, Istanbul nhận được danh hiệu Thủ đô văn hóa châu Âu với những khu phố lịch sử.
Istanbul được xem là điểm cuối cùng của Con đường tơ lụa. Đến thăm thành phố này, không chỉ tìm thấy dấu vết của Con đường tơ lụa mà còn có thể khám phá lịch sử của đế chế Ottoman và đế chế La Mã, 2 siêu đế chế trong lịch sử cổ đại. Ngày nay vẫn còn lưu lại khá nhiều kiến trúc kiểu Byzantine và Ottoman.
Du lịch khám phá Con đường tơ lụa nên làm gì?
Trên đây chỉ là những điều cơ bản nhất về địa danh quan trọng của Con đường tơ lụa. Tuy là con đường giao thương buôn bán, nhưng bản chất lại là sự giao lưu văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, mặc dù mục đích ban đầu hình thành mang tính chất chiến tranh.
Hầu hết các thành phố đều có lịch sử lâu đời, không thể bỏ qua nét văn hóa địa phương, di tích lịch sử, đặc biệt là những di sản thế giới được UNESCO công nhận và nhất là nền ẩm thực phong phú, đậm bản sắc địa phương.
Hành trình khám phá các thành phố từng là Con đường tơ lụa đến đây là hết. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích về hành trình ấy. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác tại website của DalatSilk. Xin chào và hẹn gặp lại!
Tags: Con đường tơ lụa khám phá con đường tơ lụa lịch sử con đường tơ lụa