Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Gối Bồng Tơ Tằm

Set Quà Tặng
Sản phẩm cho bé

Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Ngày viết : 31/08/2024

Con đường tơ lụa là một hiện tượng lịch mang tính chất nhân loại. Con đường tơ lụa đã được hình thành từ khi nào, đi qua những quốc gia nào? Con đường tơ lụa đóng vai trò gì đối lịch sử nhân loại? Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

 

Con đường tơ lụa là gì?

Dưới triều đại nhà Hán, Trung Quốc đã mở một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là thủ đô Trường An thời bấy giờ, chính là thành phố Tây An ngày nay. Con đường vắt ngang qua đại lục châu Á và chạy thẳng đến khu vực Địa Trung Hải rồi vượt biển, đạt đến điểm cuối cùng là thành La Mã.

Thông qua con đường thông thương kéo dài hơn 7000km, liên kết qua châu Á, châu Phi và châu  u, người Hán đã chuyển đến toàn bộ thế giới nền công nghệ kỹ thuật  nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm cả 4 phát minh vĩ đại của Trung Quốc, và đặc biệt là tơ lụa.

Con đường tơ lụa nối liền Trung Hoa rộng lớn với phần phía Tây của châu Á, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần là huyết mạch thông thương buôn bán với những thương nhân lạc đà, Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng hòa trộn.

Trường An hay Tây An ngày nay là nơi các thương giá Trung An tập kết hàng hóa tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn vượt qua con đường này. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này.

Bản đồ con đường tơ lụa cổ đại.
Bản đồ con đường tơ lụa cổ đại.

Con đường tơ lụa đóng vai trò như thế nào trong lịch sử?

Con đường tơ lụa được coi là hệ thống thương mại lớn nhất thời Cổ đại, và được coi như cầu nối giữa 2 nền văn minh Đông và Tây. Nhiều sản vật và văn hóa độc đáo của phương Tây đã đi theo chiều ngược lại như là da sư tử, lạc đà, quả nho, dưa chuột,... Đến cả Phật giáo của Ấn Độ, hội họa của Hy Lạp cũng được truyền nhập vào Trung Quốc. Nền kinh tế và văn hóa của 2 miền Đông Tây nhờ có con đường thông thương này đã được giao lưu, đem lại ảnh hưởng rất lớn cho sự phát triển của văn minh thế giới.

Trên con đường buôn bán này, hồi đấy thứ hàng hóa được chở đi nhiều nhất là tơ lụa, một đặc sản của Trung Hoa. Vì thế con đường này được gọi là Con đường tơ lụa.

Giai thoại kể lại rằng, khi một vị hoàng đế La Mã lần đầu tiên mặc bộ quần áo tơ lụa do Trung Quốc sản xuất đi xem hát đã gây chấn động cả kinh thành La Mã.

Thương nhân cổ đại trao đổi hàng hóa tấp nập, nhất là mặt hàng tơ lụa (tranh vẽ)
Thương nhân cổ đại trao đổi hàng hóa tấp nập, nhất là mặt hàng tơ lụa (tranh vẽ)

Con đường tơ lụa đi qua những quốc gia nào?

Ở đây xin liệt kê những quốc gia theo danh sách của thời kỳ hiện đại chứ không phải những quốc gia của thời kỳ xa xưa. 

Con đường tơ lụa bắt đầu từ Trung Quốc, đi qua Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An, qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh một số quốc gia vùng Địa Trung Hải và đến tận toàn châu  u. Con đường này cũng lan sang đến Triều Tiên, Nhật Bản, thậm chí là ở cả 2 miền Nam và miền Bắc ở nước ta lúc bấy giờ và có chiều dài khoảng gần 7000 km.

Như vậy có thể thấy Con đường tơ lụa đã đi qua một loạt những quốc gia từ châu Á đến châu Âu. Đến thời điểm bây giờ, đây đều là những quốc gia chiếm giữ vị trí quan trọng của địa lý thế giới.

Nhà thám hiểm Marco Polo từ Bồ Đào Nha đã đến được thành Trường An nhờ con đường tơ lụa năm bao nhiêu đó.
Nhà thám hiểm Marco Polo từ Bồ Đào Nha đã đến được thành Trường An nhờ con đường tơ lụa năm bao nhiêu đó.

Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỳ thứ 2 TCN, nhưng ban đầu nó được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn là mục đích thương mại. Muốn tìm được đồng minh nhằm khống chế người Hung Nô, năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên với chiếu chỉ ngoại giao ở trong tay. Nhưng thật không may, Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt, Trương Khiên bỏ trốn khỏi trại và đã tiếp tục nhiệm vụ. Ông đi về phía Tây Vực, nghĩa là khu vực Trung Á bây giờ, yết kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Vậy là năm 126 TCN, Trương Khiên đã trở về nước.

Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết một cuốn sách nổi tiếng, mang tên Triều dã kim tài, đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, từ vị trí địa lý đến phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương.

Cuốn sách này đã kích thích các thương nhân Trung Hoa. Sau đó con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc,... đến Ba Tư và La Mã. Đồng thời cũng thu hút các thương nhân vùng khác đến với Trung Hoa.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức dùng vàng đổi lấy lụa bằng đúng khối lượng vàng tương đương. Từng có giai thoại kể rằng, nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc nào cũng diện váy lụa của Trung Quốc mà thôi.

Trang phục tầng lớp quý tộc châu Âu có nhiều chi tiết làm bằng tơ lụa thượng hạng.
Trang phục tầng lớp quý tộc châu Âu có nhiều chi tiết làm bằng tơ lụa thượng hạng.

Con đường tơ lụa và những thăng trầm lịch sử

Chính trị thời đó cũng ảnh hưởng đến con đường tơ lụa, khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, việc giao thương trên con đường tơ lụa cũng bị đình lại.

Đến năm 607, 1 vị quan viên nhà Tùy tên Bùi Củ đã thực hiện chuyến vi hành ghé đến các nước Tây Vực. Sau khi trở về, ông đã bẩm báo với Dạng Đế của nhà Tùy rằng Tây Vực có nhiều châu báu và sẽ thôn tính Thổ Dục Hồn, một quốc gia cổ thời bấy giờ trong nay mai. Dạng Đế đã đi trước 1 bước, tiến hành thôn tính Thổ Dục Hồn vào năm 608. Đến năm 609 kế hoạch thôn tính Thổ Dục Hồn của Tùy Dạng Đế hoàn thành, ông đã đến Trương Dịch và chiêu kiến quân chủ các nước Tây Vực. Ông cũng chiêu đãi các thương nhân người Tây Vực bằng yến tiệc sa hoa để thể hiện hết mức có thể sự giàu có đầy đủ của quốc gia. Từ đó, các thương nhân Tây Vực một lần nữa chú ý đến sự giàu có của Trung Hoa, ra sức tiến hàng giao thương mậu dịch. Con đường tơ lụa một lần nữa được mở ra, sau hơn 300 năm đóng lại từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều.

Sau đó, Đại Đường hưng thịnh tiếp tục kế thừa và phát triển cùng con đường này. Thông qua các chiếu chỉ khuyến khích giao thương mậu dịch, các nhà truyền giáo cũng tìm đến Trung Hoa, bắt đầu cho hành trình văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng xuyên Á-  u. Đến khi nhà Đường sụp đổ, Con đường tơ lụa lại 1 lần nữa suy thoái. Tuy nhiên không lâu sau đó, các đế quốc Mông Nguyên hùng mạnh đã thúc đẩy lại công cuộc buôn bán trên Con đường tơ lụa. 

Hình ảnh thương nhân trên lạc đà với hàng hóa chất đầy.
Hình ảnh thương nhân trên lạc đà với hàng hóa chất đầy.​​​​

Sự lụi tàn của Con đường tơ lụa

Đến thời nhà Minh, triều đình Trung Hoa đã bắt đầu kiểm soát buôn bán bằng thu thuế. Nhưng cũng chính vì thế, thương nhân các nước không còn mặn mà với con đường tơ lụa trên bộ mà chuyển sang giao thương bằng đường biển, mở ra “Con đường tơ lụa trên biển”.  Vốn giữ kín bí mật phương thức sản xuất tơ lụa hàng nghìn năm, nhưng do tự do giao thương buôn bán lâu đời, các nước như Iran, Uzbekistan cũng như các nước lân cận đã học được kỹ thuật và tự sản xuất tơ lụa cho mình. Con đường tơ lụa cũng dần lụi tàn từ đây.

Ươm tơ dệt lụa ở Uzbekistan.
Nghệ nhân dệt lụa tại một làng nghề truyền thống ở Uzbekistan.

Sự ra đời của Con đường tơ lụa là một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử nhân loại. Hy vọng bài viết này đã đem lại những thông tin thú vị cho đọc giả về Con đường tơ lụa. Trên website của DalatSilk vẫn còn rất nhiều thông tin hữu ích khác, mời mọi người đón đọc trên chuyên mục Tin tức.

 Tags: Con đường tơ lụa tơ lụa trồng dâu nuôi tằm nuôi tằm ươm tơ dệt lụa ươm tơ dệt lụa

Cùng chủ đề

Con đường tơ lụa đã sụp đổ như thế nào?

Một trong những tuyến đường vĩ đại nhất lịch sử loài, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất, không chỉ đơn thuần là huyết mạch thông thương buôn bán giữa 2 châu lục Á  u mà còn là hành trình văn hóa tôn giáo giữa các quốc gia. Thế nhưng không có gì là tồn tại mãi mãi. Và Con đường tơ lụa cũng vậy.

Sau hơn 1500 năm tồn tại, Con đường tơ lụa dần suy tàn nhanh chóng và kết thúc vào thế kỷ 15. Vậy điều gì đã xảy ra với nơi từng được gọi là huyết mạch giao thương giữa 2 lục địa Á  u này? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

06/09/2024

Con đường tơ lụa: huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử

Con đường tơ lụa là một tuyến đường thông thương giữa phương Đông và phương Tây, mở ra thời kỳ giao lưu buôn bán và trao đổi văn hóa, tôn giáo. Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu Con đường tơ lụa đóng vai trò như thế nào trong lịch sử nhân loại.

12/09/2024

Khám phá các thành phố quan trọng trên Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường thông thương giữa 2 xứ xở đông tây, xuyên qua Trung Á, Tây Á để tiếp cận với châu  u.Ngày nay tuy không còn con đường tơ lụa như lịch sử, nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá những dấu mốc địa lý quan trọng trên hành trình ấy.

17/09/2024

Con đường tơ lụa đi qua những quốc gia nào?

Con đường tơ lụa thực chất không phải là một con đường duy nhất là 1 hệ thống các con đường nối với nhau từ Đông sang Tây, trên đó diễn ra hoạt động buôn bán các hàng hóa. Vậy Con đường tơ lụa đã đi qua những quốc gia nào? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

02/09/2024

CHỦ ĐỀ KHÁC

icon icon
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký