Con đường tơ lụa: huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử

Con đường tơ lụa: huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử

Con đường tơ lụa: huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử

Gối Bồng Tơ Tằm

Set Quà Tặng
Sản phẩm cho bé

Con đường tơ lụa: huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử

Ngày viết : 12/09/2024

Con đường tơ lụa là một tuyến đường thông thương giữa phương Đông và phương Tây, mở ra thời kỳ giao lưu buôn bán và trao đổi văn hóa, tôn giáo. Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu Con đường tơ lụa đóng vai trò như thế nào trong lịch sử nhân loại.

Sự khởi đầu của Con đường tơ lụa

Mọi huyền thoại đều có sự khởi đầu.

Vào thế kỷ thứ 3 TCN, nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa đã xuất hiện tại Trung Quốc. Tơ lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp xa xỉ bậc nhất, dành riêng cho giới quý tộc và vua quan trong triều đình bởi vẻ đẹp óng ánh và độ bền của nó.

Các vị vua Trung Hoa đã sớm nhận thức được giá trị của những tấm lụa nên cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền. Các vị hoàng đế Trung Hoa cũng ấp ủ ý tưởng làm giàu bằng cách đưa vải lụa đến phương Tây nhằm trao đổi mua bán để thu lại nguồn lợi nhuận to lớn, gia tăng sự giàu có của đất nước.

Con đường tơ lụa ban đầu được hình thành với mục đích quân sự

Vào thế kỷ 2 TCN, một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để kết giao liên minh với những bộ tộc mới. Tuy Trương Kiên không mang lại mối quan hệ nào mới cho nhà Hán nhưng nhờ hành trình bền bỉ hơn 10 năm, ông đã có thêm kiến thức về nền văn hóa phương Tây và những tuyến đường mới.

Chuyện kể rằng, sau thời gian lang thang tìm kiếm, ông đã tìm được Nguyệt Chi (người Trung Á cổ đại) ở miền bắc Ấn Độ ngày nay đồng thời phát hiện ra nhiều sản vật lạ và mang về Trung Hoa.

Con đường tơ lụa là kết nối của 1 mạng lưới các tuyến đường từ Đông sang Tây

Con đường tơ lụa thật ra không phải là 1 con đường, nó giống như 1 tuyến đường gồm nhiều nhánh. Hệ thống đường xá dần dần được hình thành nhờ nhiều chuyến đi và sau đó tìm đường mới kết nối lại với nhau.

Vào năm 119 TCN, người Trung Hoa đã bắt đầu mang tơ lụa, gấm vóc trên lưng những con lạc đường đi hết mọi nẻo đường của Ba Tư và La Mã để đổi lấy vàng bạc hoặc các vật phẩm có giá trị khác mà người phương Đông không có.

Lạc đà, phương tiện vận chuyển chính trên Con đường tơ lụa.
Lạc đà, phương tiện vận chuyển chính trên Con đường tơ lụa.

Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh, Trường An đi qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, men theo Địa Trung Hải và kết thúc tại Rome. Con đường tơ lụa có chiều dài 5000 dặm tương đương hơn 7000km.

Các thương nhân Trung Hoa tập kết hàng hóa ở Trường An, nay là Tây An. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu thời đó cũng được chuẩn bị kỹ, làm cầu nối giữa 2 miền Đông và Tây.

Mặt hàng được buôn bán đầu tiên trên Con đường tơ lụa không phải là lụa

Khi nhà Hán vướng vào cuộc chiến với những người dân du mục thuộc bộ lạc Hung Nô và nhà Hán muốn có những con ngựa chiến lớn ở thung lũng Vegana cho kỵ binh của họ cưỡi để đánh bại kẻ thù, họ đã đổi tơ lụa lấy ngựa chiến nhờ con đường này.

Ngựa chiến thung lũng Vegana, món hàng hóa đầu tiên được giao dịch trên Con đường tơ lụa.
Ngựa chiến thung lũng Vegana, món hàng hóa đầu tiên được giao dịch trên Con đường tơ lụa.

Tơ lụa Trung Hoa - món hàng xa xỉ nhất trên Con đường tơ lụa

Hoàng gia và quý tộc La Mã rất thích lụa của Trung Hoa. Họ mong muốn sở hữu món hàng này tới mức sẵn sàng cân lụa đổi lấy vàng.

Nhận thấy được lợi nhuận khổng lồ từ việc trao đổi tơ lụa, các thương gia Trung Quốc đã dốc toàn bộ khả năng để tăng cường vận chuyển hàng hóa đến La Mã và Ai Cập mặc dù họ đều biết rằng hành trình là vô cùng gian khổ. 

Con đường tơ lụa không chỉ có tơ lụa

Người châu  u đã mang các mặt hàng đặc sản dọc theo Con đường tơ lụa để trao đổi với Trung Quốc như len động vật, nô lệ, ngọc bích, rượu và thủy tinh màu. Đồng thời người dân phương Tây cũng lên đường đến Trung Quốc để buôn bán và truyền bá tôn giáo.

Bên cạnh vải lụa, gia vị là mặt hàng quan trọng thứ hai trên Con đường tơ lụa. Những thương nhân đã sử dụng những loại gia vị này để che đi mùi vị thịt động vật đang trong quá trình thối rữa và bảo quản chúng trên đường vận chuyển. Trên đường đi, họ cũng kinh doanh những loại gia vị này, phổ biến có tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, thìa là, nghệ tây và quế. Giấy cũng là 1 trong những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên Con đường tơ lụa.

Ngược lại, ngựa Ba Tư cũng trở thành mặt hàng đắt đỏ mà các lái buôn thời bấy giờ trao đổi trên con đường tơ lụa.

Không chỉ các loài động vật, nô lệ cũng bị buôn bán dọc theo con đường tơ lụa. Họ hầu hết là những người dân thường bị bắt trong các cuộc chiến tranh, tội phạm hay nợ một món tiền lớn mà không còn khả năng chi trả.

Các nhà truyền giáo châu  u bắt đầu tìm đến Trung Hoa theo Con đường tơ lụa.
Các nhà truyền giáo châu Âu bắt đầu tìm đến Trung Hoa theo Con đường tơ lụa và truyền đạo Ki tô giáo.

Con đường tơ lụa đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhân loại

Con đường tơ lụa - tiền đề cho khoa học, văn hóa, tôn giáo phát triển

Không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thương, Con đường tơ lụa còn là tiền đề để thúc đẩy khoa học, văn hóa và tôn giáo trong thời kỳ này. Những cuộc buôn bán, thám hiểm giúp con người có cái nhìn mới về tự nhiên, địa lý, chính trị. Người Trung Hoa chuyển đi tơ lụa, thuốc súng, giấy và gốm sứ bằng Con đường tơ lụa. Đổi lại những kiến thức về thiên văn đã giúp Trung Quốc có thêm những hiểu biết về vũ trụ, về tôn giáo.  Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi. Rất nhiều nhà thơ, giáo đường Kitô giáo hay Do Thái giáo và chùa chiền đã được dựng lên trên hành trình của Con đường tơ lụa. Mọi tôn giáo đều được chấp nhận và tôn trọng trên con đường này. Chính quan niệm tạo nên sự tiến bộ, tạo tiền đề cho các nền văn minh phát triển.

Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa thông qua Con đường tơ lụa với hàng loạt chùa chiền được xây dựng.
Phật giáo bắt đầu du nhập vào Trung Hoa thông qua Con đường tơ lụa với hàng loạt chùa chiền, tượng thờ Phật giáo được xây dựng.

Con đường tơ lụa - hành trình hấp dẫn cho các nhà thám hiểm

Không những vậy, Con đường tơ lụa cũng là nơi để nhiều nhà thám hiểm viết nên tên tuổi của mình. Người nổi tiếng nhất là Marco Polo, người đầu tiên viết về kinh nghiệm của mình khi đi du lịch vòng quanh Trung Quốc. Ông là người Ý, sống ở thế kỷ 14. Ông đã sử dụng Con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới ở Trung Hoa. Ông thậm chí còn được Hốt Tất Liệt phong cho 1 chức quan. Ông đã đem theo nhiều kiến thức và sản vật của Trung Quốc sau khi trở lại châu Âu.

Nhà thám hiểm Marco Polo.
Chân dung mô phỏng Nhà thám hiểm vĩ đại Marco Polo.

Đúng như tên gọi được ví von, Con đường tơ lụa xứng đáng là huyết mạch nối liền Đông Tây kim cổ và những hành trình vĩ đại bậc nhất lịch sử. Đọc đến đây hy vọng bạn đã có cho mình thêm thông tin hữu ích về Con đường tơ lụa. Bạn có thể  tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website của DalatSilk.

 Tags: con đường tơ lụa tơ lụa tơ lụa Trung Hoa lụa Trung Hoa hành trình vĩ đại

Cùng chủ đề

Con đường tơ lụa được hình thành như thế nào?

Con đường tơ lụa là một hiện tượng lịch mang tính chất nhân loại. Con đường tơ lụa đã được hình thành từ khi nào, đi qua những quốc gia nào? Con đường tơ lụa đóng vai trò gì đối lịch sử nhân loại? Hãy cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

31/08/2024

Khám phá các thành phố quan trọng trên Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường thông thương giữa 2 xứ xở đông tây, xuyên qua Trung Á, Tây Á để tiếp cận với châu  u.Ngày nay tuy không còn con đường tơ lụa như lịch sử, nhưng chúng ta vẫn có thể khám phá những dấu mốc địa lý quan trọng trên hành trình ấy.

17/09/2024

Con đường tơ lụa đã sụp đổ như thế nào?

Một trong những tuyến đường vĩ đại nhất lịch sử loài, nếu không muốn nói là vĩ đại nhất, không chỉ đơn thuần là huyết mạch thông thương buôn bán giữa 2 châu lục Á  u mà còn là hành trình văn hóa tôn giáo giữa các quốc gia. Thế nhưng không có gì là tồn tại mãi mãi. Và Con đường tơ lụa cũng vậy.

Sau hơn 1500 năm tồn tại, Con đường tơ lụa dần suy tàn nhanh chóng và kết thúc vào thế kỷ 15. Vậy điều gì đã xảy ra với nơi từng được gọi là huyết mạch giao thương giữa 2 lục địa Á  u này? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

06/09/2024

Con đường tơ lụa đi qua những quốc gia nào?

Con đường tơ lụa thực chất không phải là một con đường duy nhất là 1 hệ thống các con đường nối với nhau từ Đông sang Tây, trên đó diễn ra hoạt động buôn bán các hàng hóa. Vậy Con đường tơ lụa đã đi qua những quốc gia nào? Cùng DalatSilk tìm hiểu trong bài viết này.

02/09/2024

CHỦ ĐỀ KHÁC

icon icon
×
Đăng nhập

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký

Quên mật khẩu

Đăng ký tài khoản

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản ? Đăng nhập

captcha

Lấy mật khẩu

Bạn chưa có tài khoản ? Đăng ký